Những năm gần đây, xu hướng thiết kế nhà thép tiền chế 2 tầng đang trở nên được ưa chuộng và phổ biến vì nhiều ưu điểm mà nó mang lại. Vừa có độ bền, chắc chắn đảm bảo an toàn vừa có tính ứng dụng công nghiệp cao, tiết kiệm không gian cũng như chi phí cho gia chủ. Chính vì thế, bạn có thể cân nhắc kiến trúc xây dựng này cho ngôi nhà của mình. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng.
Bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng:
Các kiến trúc thường thực hiện bản vẽ này thông qua 2 phần mềm là Revid và Auto Cad.
Loại nhà này thường chia thành hai khu tách biệt nhau để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn mang lại không gian thoải mái, riêng tư cho từng thành viên.
Mặt bằng tầng 1 phân ra 2 gian thường được ngăn cách bằng khu vườn nhỏ của gia đình. Vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa thoáng đãng trong lành, thỏa mãn niềm đam mê cây cảnh của gia chủ. Cụ thể :
Phần ngoài dùng để làm phòng sinh hoạt chung, nhà vệ sinh, cầu thang, gara ô tô,…
Phần bên trong tầng 1 thường được dùng làm văn phòng công ty nhỏ, không gian làm việc có tích hợp với cầu thang xây sát vào bên phải để tối ưu không gian.
Tầng 2 bên ngoài có thể tận dụng không gian làm văn phòng cho thuê, bên trong là khu vực sinh hoạt riêng tư của gia đình ( phòng ngủ, phòng vệ sinh, gian bếp và ban công,…)
Sở dĩ thiết kế này nhằm phục vụ nhu cầu của chủ nhà để vừa tận dụng cho thuê văn phòng, vừa làm nhà ở. Tiết kiệm chi phí và không gian sinh hoạt hơn.
Đồng thời, các chi tiết của loại nhà thép tiền chế này cũng khá đa dạng. Tham khảo tiếp để được bật mí ngay sau đây.
Bản vẽ nhà thép 2 tầng thông thường được thực hiện trên phần mềm Auto Cad hoặc Revit.
- Móng nhà, cột nhà khung thép 2 tầng và xà gồ, kèo cho mái nhà khung thép
- Phần khung thép được chế tạo sẵn từ nhà máy sau đó mang tới công trình để lắp đặt và thi công ( giúp tiết kiệm thời gian và chi phí).
- Mái nhà khung thép: tôn lợp mái thường là tôn cách nhiệt, cách âm,… phù hợp với môi trường làm việc và sinh hoạt.
- Vách ngăn xung quanh: Bộ phận này có nên sử dụng tôn và xốp để cách nhiệt và cách âm. Giúp cho gia đình có không gian riêng và thoải mái sinh hoạt. Đồng thời mang lại cảm giác mát mẻ hơn vào mùa hè. Chiều dày cho phép của lớp này thường từ 5cm đến 10cm.
- Trần nhà khung thép 2 tầng: có thể sử dụng chất liệu nhựa hoặc thạch cao,… theo nhu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nên xây cao để tạo không gian thoáng đãng, tránh ngột ngạt, tù túng.
- Sàn nhà: Sàn nhà khung thép 2 tầng được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép, giữa 2 tầng là tấm cách nhiệt. Hơn nữa, sàn nhà cũng có thể sử dụng các loại ván gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
- Hệ thống cửa chính, cửa phụ và cửa sổ: Tùy thuộc vào yêu cầu và sở thích của chủ nhà mà lựa chọn loại cửa phù hợp. Mẫu cửa mà ad giới thiệu cho bạn là cửa khung nhôm hoặc cửa nhựa lõi thép vừa bền, vừa phù hợp với cấu trúc ngôi nhà
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế hay còn gọi với tên khác là nhà khung lắp ghép thép
là loại nhà được xây dựng với chất liệu thép, dựa theo một tiêu chuẩn định sẵn. Được thiết kế theo bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ kiến trúc. Sau đó được gia công tại xưởng hoặc nhà máy , trải qua các giai đoạn cụ thể như : thiết kế, gia công cấu kiện và lắp đặt tại công trình.
- Sàn nhà thép tiền chế
Sàn nhà là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể căn nhà. Tuy nhiên, với cách cũ, sàn nhà thường sẽ được đổ bê tông xi măng vậy còn sàn nhà thép tiền chế thì sao? Việc lựa chọn sàn nhà phù hợp rất quan trọng vì nó mang lại cho công trình chất lượng tốt và có độ bền cao. Vì vậy, đối với loại nhà khung thép lắp ghép thì sẽ có loại sàn nhà riêng biệt để phù hợp với thiết kế độc lạ của nó. Mời các bạn cùng tham khảo một số loại sàn dưới đây:
Sàn bê tông lắp ghép Cemboard Duraflex.
Sàn bê tông lắp ghép / Sàn panel siêu nhẹ
- Móng nhà thép tiền chế
Móng nhà thép tiền chế cũng giống như móng nhà bê tông cốt thép, là một kết cấu kỹ thuật nằm ở dưới cùng của công trình. Móng nhà thép tiền chế luôn là bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiết khi xây nhà, giúp chịu đựng sức nặng của các tầng trên và là khung xương vững chắc cho ngôi nhà. Do đó, phần móng quyết định chất lượng cũng như độ bền của một công trình nhà thép tiền chế. Hiện nay có 4 loại móng nhà tiền thép cơ bản, đó chính là móng đơn, móng cọc móng băng và móng bè.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã thêm hiểu về bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng cũng như tính ứng dụng và ưu điểm của nó.